DU LỊCH HÒA BÌNH - NƠI ĐỂ TÂM HỒN LẮNG LẠI

Đền Thượng Bồng Lai - Ngôi đền linh thiêng trên cung đường Tây Bắc

30/07/2024 4498 0

Đền Thượng Bồng Lai - Ngôi đền linh thiêng có cảnh quan tuyệt đẹp trên cung đường Tây Bắc. Hàng năm, mỗi độ tết đến Xuân về, du khách khắp nơi nô nức tới đây trẩy hội, tham quan và vãn cảnh. Giữa mênh mông núi rừng trùng điệp, Đền Bồng Lai mang đến ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách bởi không gian yên tĩnh và thanh tịnh. 

Du khách đến đền Thượng Bồng Lai - Cao Phong, Hòa Bình không chỉ bởi sự linh thiêng vốn có qua những câu chuyện huyền sử mà người đời kể lạ, mà còn để tận hưởng thứ cảm giác yên bình, mà không gian nơi đây mang đến.

https://bizweb.dktcdn.net/100/072/558/files/cong-chinh-den-bong-lai.jpg?v=1629340948943

Đền Thượng Bồng Lai - Cao Phong, Hòa Bình

Đền Thượng Đền Bồng Lai hay còn gọi là đền Bồng Lai, nằm ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình 17km và cách thủ đô Hà Nội 88 km. Ngôi đền linh thiêng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn (đệ nhị thượng ngàn tiên nương) cùng các vị tiên thánh Tứ Phủ, ngôi đền dựa lưng vào dãy núi Đầu Rồng, hướng mặt ra một khoảng không gian bao la, khoáng đạt nhìn về thị trấn Cao Phong.

Ngôi đền có lịch sử lâu đời, xây dựng từ những năm 1890 dưới thời vua Thành Thái và được trùng tu lại năm 2013 để có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay. Trong không gian rộng, có diện tích 5000m2, đền Thượng  Bồng Lai  hiện lên như điểm nhấn giữa núi rừng Tây Bắc với không gian xanh mát, hồ bán nguyệt trong xanh, núi non hùng vĩ những công trình kiến trúc bề thế uy nghiêm, hệ thống hang động kỳ thú với muôn vàn nhũ đá tự nhiên trên lưng chừng núi,...Tất cả tạo nên cảnh quan đẹp mắt hiếm có, kết hợp cùng không gian tâm linh, mang đến cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng và thoải mái. Tương truyền rằng, đền Bồng Lai ở Cao Phong và đền Bồng Lai ở Nho Quan, Ninh Bình có chung thần tích, cùng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn hay Sơn Tinh Công Chúa, con của vua Đế Thích trên thiên giới. 

https://bizweb.dktcdn.net/100/366/377/files/hinh-anh-den-bong-lai.jpg?v=1698805592268

Đền Thượng  Bồng Lai  hiện lên như điểm nhấn giữa núi rừng Tây Bắc với không gian xanh mát, hồ bán nguyệt trong xanh,núi non hùng vĩ

Chuyện kể lại rằng, xưa kia ở vùng đất Nho Quan, Ninh Bình có một vị quan lang người Mường có tấm lòng nhân hậu, đức độ, thường phát tâm thiện nguyện cứu giúp dân nghèo nên được nhân dân yêu mến. Tuổi tác đã cao, mà không có đến một mụn con trong nhà, hai ông bà bèn lập đàn tế trời cầu khẩn xin ơn. Cảm kích trước lòng thành của hai ông bà, sự đức độ tiết tháo giúp dân cứu người và nhiều việc tốt của ông bà đã khiến Ngọc Hoàng cảm động mà sai Sơn Tinh Công Chúa hạ phàm đầu thai. Một năm sau ông bà đón con gái đầu lòng trong niềm vui hoan hỷ, khi cô chào đời chim muông ca hát cả ngày, hoa thơm khoe sắc, cây cối xanh mướt tựa chốn bồng lai. Năm cô lên bốn tuổi, cả gia đình chuyển đến vùng Cao Phong, Hòa Bình sinh sống. Sau này, khi đã 12 tuổi cô đã xinh đẹp như một nàng thiếu nữ, nức tiếng khắp vùng. Trong một lần đi gánh nước dưới chân núi Đầu Rồng, bởi lòng từ bi thương người mà cô cứu giúp một bà lão bệnh tật, đó cũng là kiếp duyên của cô gặp được Mẫu Thượng Ngàn. Biết được thân thế kiếp trước là tiên nữ trên tiên giới, sau lần đó về nhà cô đã “Hóa” và trở về bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn ngày đêm học phép cứu giúp nhân gian, cô còn dạy người đồng bào ngôn ngữ để có thể nói chuyện được với nhau, dạy họ cách làm nương, trồng lúa, trồng dâu dệt vải. Sau này, khi thanh nhàn, Cô vẫn hay lui về vùng đất cố hương ở đất Nho Quan vãn cảnh sơn lâm,cứu giúp những người nghèo khó và  cùng các bạn tiên ca hát nô vui. Cảm kích trước công ơn Cô Đôi Thượng Ngàn giúp đỡ, người dân đã lập đền thờ, lấy tên Bồng Lai. Một ngôi đền ở Nho Quan nơi cô sinh ra và một ngôi đền ở Cao Phong nơi cô gặp Mẫu Thượng Ngàn và hóa kiếp.

 

C:\Users\Truong\Pictures\429583519_814790567358684_3502750834780729564_n.jpg

Quang cảnh lễ hội đền Thượng Bồng Lai năm 2024

Khác với những ngôi Đền khác, đền Thượng Bồng Lai - Cao Phong có đến bốn ngày lễ chính trong năm, chia đều ra các tháng, cụ thể: Lễ Khai Xuân: 14/1 âm lịch;  Lễ Rước Kiệu và Lễ Tiệc Cô Đôi Thủ Đền: 2/2 âm lịch; Lễ Vào Hè: 14/4 âm lịch; Lễ Tất Niên: 14/12 âm lịch.

 Từ Hà Nội du khách có thể thuê xe du lịch nếu đi nhóm đông người, phương tiện cá nhân ô tô hoặc xe máy, thậm chí có thể đi xe khách đến Đền Bồng Lai - Cao Phong cũng rất dễ dàng và thuận tiện. Từ đền Thượng Bồng Lai, du khách có thể đến những địa điểm tham quan khác có thể kết hợp như: Tham quan công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam; Tham quan Thác Bờ - Hòa Bình, du thuyền dạo chơi trên lòng hồ Hòa Bình; Tham quan công trình thế kỷ - Thủy Điện Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ; Suối khoáng nóng Kim Bôi;  Khu du lịch cộng đồng Bản Lác - Mai Châu… Ngoài ra, ngay tại Đền Bồng Lai còn có rất nhiều hang động kỳ thú dành cho du khách khám phá như: Động Thanh Thủy, động Hoa Sơn, động Thiên Thai, động Không Đáy, Phong Sơn động, hang Nước...

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu