Tham quan chế độ CAMERA

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 11:00 CH

Email: anhnt.hbh@gmail.com

Địa chỉ: Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình, Việt Nam Xã Vầy Nưa, Huyện Đà Bắc,

Đảo Dừa nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận xã Vầy Nưa của huyện vùng cao Đà Bắc, và đã được UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 98/QĐ-UB ngày 24/01/2013 công nhận là điểm du lịch địa phương. Để đến với Đảo Dừa có nhiều hướng đi, song hướng đi thuận lợi nhất là qua bến cảng Thung Nai, nơi nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20km theo tuyến đường bộ Tây Tiến, Thung Nai. Từ bến cảng Thung Nai mất khoảng 30 phút đi tàu trên hồ Hòa Bình du khách sẽ đến điểm du lịch Đảo Dừa. Quá trình đắp đập ngăn sông xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tạo nên một vùng hồ rộng lớn, phần nổi của các ngọn đồi, ngọn núi trở thành các hòn đảo to nhỏ khác nhau giữa vùng nước mênh mông tạo nên một "Vịnh Hạ Long trên núi" với cảnh quan tuyết đẹp và thơ mộng. Du khách ngồi trên tàu được ngắm nhìn phong cảnh sơn thủy hữu tình, thấp thoáng những mái nhà sàn của các thôn bản người Mường, người Dao ẩn hiện trong vòm cây xanh ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đảo Dừa nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận xã Vầy Nưa của huyện vùng cao Đà Bắc, và đã được UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 98/QĐ-UB ngày 24/01/2013 công nhận là điểm du lịch địa phương.

 

Để đến với Đảo Dừa có nhiều hướng đi, song hướng đi thuận lợi nhất là qua bến cảng Thung Nai, nơi nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20km theo tuyến đường bộ Tây Tiến, Thung Nai.

Từ bến cảng Thung Nai mất khoảng 30 phút đi tàu trên hồ Hòa Bình du khách sẽ đến điểm du lịch Đảo Dừa. Quá trình đắp đập ngăn sông xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tạo nên một vùng hồ rộng lớn, phần nổi của các ngọn đồi, ngọn núi trở thành các hòn đảo to nhỏ khác nhau giữa vùng nước mênh mông tạo nên một "Vịnh Hạ Long trên núi" với cảnh quan tuyết đẹp và thơ mộng. Du khách ngồi trên tàu được ngắm nhìn phong cảnh sơn thủy hữu tình, thấp thoáng những mái nhà sàn của các thôn bản người Mường, người Dao ẩn hiện trong vòm cây xanh ở các hòn đảo, bán đảo trên hồ.

Đảo Dừa có diện tích 10 ha, hiện đã đưa vào quy hoạch đầu tư, để khai thác và sử dụng 2ha. Ban đầu cũng chỉ giống như các đảo hoang sơ khác với cây rừng, bụi lau, dây leo chằng chịt. Qua nhiều năm cải tạo và được chủ cơ sở đem hơn 200 cây dừa từ vùng đất Thanh Hóa về trồng xung quanh đảo cùng với hàng chục loại cây ăn quả khác. Hợp đất, hợp người, những cây dừa trên đảo giờ đã vươn lên xanh tốt nổi bật giữa màu xanh của đảo đã đem lại cho đảo một sắc thái riêng không thể nhầm lẫn, cái tên Đảo Dừa đã được hình thành nên từ đó.

Để trở thành điểm đón khách du lịch, chủ cơ sở của Đảo Dừa đã cho xây dựng trên đảo 17 nhà sàn lớn theo kiến trúc cổ truyền của người Mường, người Thái, mỗi nhà có thể ở được 30 đến 50 người với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt là nơi ngủ nghỉ, khu vực nhà ăn có thể phục vụ cùng một lúc 500 suất ăn, khu vui chơi giải trí, khu đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ cộng đồng, khu hoạt động thể thao, khu câu cá, khu đi bộ, khu vệ sinh công cộng, 5 tàu chở khách có sức chứa 60 khách/lượt với đầy đủ các trang bị bảo hộ và một số thuyền gắn máy công suất nhỏ để phục vụ khách lẻ với các điểm neo đậu tàu thuyền đến đảo được bố trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên cỏ cây hoa lá, non nước mây trời.

Mặc dù là khu vực đảo trên hồ, xong may mắn là Đảo Dừa vẫn được sử dụng lưới điện quốc gia đủ điều kiện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ngoài ra hệ thống máy phát điện công suất lớn luôn sẵn sàng túc trực phòng khi mất điện, vì vậy khách lên đảo vẫn có thể được xem một số kênh truyền hình của trung ương và địa phương. Hệ thống thông tin liên lạc qua điện thoại đều có khả năng sử dụng tốt, quý khách có thể duy trì liên lạc thường xuyên đi các nơi.

Trung bình mỗi tuần Đảo Dừa đón từ 300 đến 350 lượt khách. Mỗi năm có khoảng 14.400 đến 16.800 lượt khách đến với Đảo Dừa chủ yếu là các học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, công nhân viên chức các nhà máy, công ty, các hộ gia đình đi nghỉ cuối tuần, khách đi lễ Đền Bờ... trong đó số lượng khách nghỉ lại qua đêm chiếm khoảng 25%.

Hiện nay đến với Đảo Dừa, ngoài các dịch vụ truyền thống phục vụ du khách, Đảo Dừa đã mở rộng thêm các hoạt động vận tải đường thủy trên hồ để đưa đón khách du lịch đến đảo và đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch trên khu vực lòng hồ như đền Thác Bờ, động Thác Bờ, thác Tình yêu - suối Trạch, vịnh Ngòi Hoa, động Hoa Tiên, Đảo Cối Xay Gió, Đảo Xanh, Đảo Ngọc...; mở rộng thêm các sản phẩm du lịch đi bộ, leo đồi, câu cá… để du khách trải nghiệm và khám phá, đặc biệt là quy hoạch và xây dựng khu tổ chức các sự kiện với quy mô lớn như hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề, liên hoan, gặp mặt, cắm trại... để phục vụ nhu cầu của du khách ngay tại Đảo Dừa.

Nằm trong Khu du lịch hồ Hòa Bình - nơi đã được Chính phủ quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Đảo Dừa đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hòa Bình./.

 

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Giải trí